Cách sử dụng đồng hồ vạn năng – Các chức năng của vạn năng kế
Với những người làm công việc liên quan đến điện như kỹ sư, thợ điện,.. thì đồng hồ vạn năng chính là một thiết bị không thể thiếu trong túi đồ của họ. Bên cạnh đó, với mỗi gia đình cũng có thể trang bị dụng cụ này trong nhà, chúng sẽ rất cần thiết cho việc kiểm tra đường dây điện, ổ điện, các đồ dùng, máy móc sử dụng điện,…
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cơ chế hoạt động của những chiếc đồng hồ đa dạng chức năng này. Đó là lý do mà Q-store.vn muốn chia sẻ đến bạn cách sử dụng đồng hồ vạn năng thông qua bài viết sau đây.
Đồng hồ vạn năng là gì
Nếu như bạn từng học nghề phổ thông về điện thì sẽ biết được dụng cụ này. Đồng hồ vạn năng chính là một thiết bị có thể sử dụng với nhiều công dụng khác nhau. Chỉ với một chiếc đồng hồ bạn có thể sở hữu hơn 5 chức năng, chủ yếu dùng đo các chỉ số điện.
Đồng hồ vạn năng còn có cái tên khác là vạn năng kế hay đồng hồ đo điện. Mục đích tạo ra nhằm phục vụ cho nhu cầu sửa chữa, kiểm tra điện. Bên cạnh đó, chiếc đồng hồ này có thể giúp cho bạn lấy được các chỉ số rất nhanh. Kiểm tra được nhiều loại linh kiện điện tử khác nhau. Khái quát được quá trình phóng nạp của tụ điện khi tiến hành đo.
Mặc dù tốc độ khá tốt nhưng hạn chế của dụng cụ đa năng này là độ chính xác của chúng bị giới hạn, và trở kháng thấp tầm 20K/Vol. Vậy nên nếu dùng chúng cho đo dòng điện thấp quá thì dễ bị sụt áp.
Các chức năng của đồng hồ vạn năng mà bạn chưa biết
Trước khi đến với cách sử dụng đồng hồ vạn năng, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cụ thể các chức năng của loại đồng hồ này. Cụ thể chúng mang đến cho chúng ta các công dụng như sau:
Chức năng đo điện áp
Trong các đơn vị của dòng điện, điện áp (V) chính là giá trị đầu tiên cần đo. Đây chính là trị số cơ bản của quá trình kiểm tra điện.
Dụng cụ đo dòng điện
Khi sử dụng đồng hồ vạn năng, dòng điện (A) cũng là chỉ số mà loại đồng hồ này có thể đo một cách dễ dàng. Thông thường thì các thiết bị hoạt động với công suất lớn như mô tơ, máy lạnh, tủ lạnh, thì sẽ sử dụng dòng điện lớn.
Vạn năng kế đo điện trở
Không chỉ sử dụng với 2 chức năng trên, vạn năng kế cũng có thể dùng để đo điện trở R (Ω). Có thể thấy, R hầu như xuất hiện ở tất cả các bảng điện và đó cũng là lý do mà hầu như các đồng hồ đo điện nào cũng có chức năng đo chỉ số này.
Đồng hồ có thể kiểm tra thông mạch
Ngoài đo các chỉ số dòng điện, điện trở, điện áp,…thì loại đồng hồ này cũng tích hợp một tính năng vô cùng tiện lợi cho người sử dụng đó là đo thông mạch. Điều này sẽ giúp cho bạn kiểm soát được đường dây điện của ngôi nhà. Liệu rằng các dây nối mà kỹ thuật viên hay một ai đó nối điện cho căn nhà của bạn đã chính xác. Dây dẫn dùng lâu hay mới lắp có bị đứt hay không. Một tính năng tuyệt vời cho việc kiểm tra và phát hiện kịp thời để sửa chữa.
Các tính năng khác
Bên cạnh đó, đồng hồ vạn năng còn được trang bị các tính năng đa dạng kèm theo như đo cuộn cảm (L), đo tụ điện (C), đo nhiệt độ (°F, °C), đo tần số (Hz), kiểm tra đi-ốt, kiểm tra transistor (hFE), tính năng cảm ứng dòng điện không tiếp xúc (NCV)…
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng
Với một chiếc đồng hồ vạn năng, việc sử dụng chúng không quá khó cũng không hề dễ dàng. Quan trọng bạn cần phải học qua kiến thức cơ bản và thực hành trước khi đi đo thiết bị cụ thể. Dưới đây là một số thao tác sử dụng vạn năng kế để đo điện như sau:
Cách dùng đồng hồ vạn năng đo dòng điện
+ Điều chỉnh đồng hồ ở thang thang A- để đo dòng điện một chiều và A~ để đo dòng điện xoay chiều.
+ Cắm các đầu dây theo thứ tự que đen sẽ cắm cổng chung COM. Riêng que đỏ nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ A thì cắm vào cổng 20A. Nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ mA thì cắm cổng mA. Đầu cắm của que đỏ có dấu (+).
+ Chọn thang DC.A – 250mA để đặt chuyển mạch của đồng hồ.
+ Sau đó tiến hàng ngắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
+ Khi đó bạn sẽ kết nối que đo màu đỏ về phía có dấu (+) và que đo màu đen về phía dấu (-), mắc đồng hồ nối tiếp và theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm.
+ Bước kế là bật điện cho mạch thí nghiệm.
+ Cuối cùng là đọc kết quả trên màn hình.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp
+ Với đo điện áp, thì chỉnh đồng hồ ở thang V~ để đo điện áp xoay chiều và V- để đo điện áp một chiều.
+ Cắm đầu dây theo thứ tự que đen cắm cổng chung COM, còn với que đỏ cắm vào cổng V/Ω. Và que đỏ nằm đầu (+)
+ Chuyển mạch cần đặt ở thang đo DC.V (AC.V) có chỉ số lớn hơn. Tuy nhiên chúng cần gần với giá trị mà bạn cần đo nhất để kết quả cho ra sẽ chính xác nhất.
+Khác với đo dòng điện, ở đây bạn đặt que đo song song, 2 que đo sẽ đặt vào 2 điểm cần đo. Đặt que đen vào nơi có điện thế thấp, và que đỏ vào nơi có điện thế cao đối với đo DC.V, và không cần chú ý đến cực tính nếu đo AC.V.
+ Cuối cùng là đọc kết quả trên màn hình.
Dùng vạn năng kế điện tử đo điện trở
+ Điều chỉnh đồng hồ nằm ở thang đo điện trở Ω.
+ Theo thứ tự cắm que đen ở cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω. Đầu (+).
+ Giống với đo điện áp, thì đặt song song 2 que đo vào 2 đầu điện trở R. Độ lệch kim chỉ bằng tầm ½ thang đo, sao cho khi đo điện trở được chính xác.
+ Đo lại lần nữa để có kết quả chính xác hơn.
+ Đọc kết quả hiển thị.
Bên cạnh đó, trước khi đo cần ngắt nguồn điện, điều chỉnh thang đo lại, tay không tiếp xúc 2 que đo, và diện tích tiếp xúc que đo và chân điện trở cần là tốt nhất để có kết quả chính xác.
Trên đây là một số Cách sử dụng đồng hồ vạn năng trong số những chức năng vốn có của vạn năng kế. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cũng như là biết cách sử dụng thiết bị đo điện này. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết của chúng tôi.